Sự thay đổi hormone, ốm nghén hay thiếu nước làm mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng. Vì vậy các mẹ rất thích ăn mặn khi mang thai. Lúc này, cơ thể người mẹ được cung cấp một lượng natri giúp cân bằng độ pH và hỗ trợ cho sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Mục lục
Thèm ăn mặn trong thai kỳ – Thói quen của nhiều mẹ bầu
Ăn bao nhiêu muối gọi là thừa?
Muối là nguồn cung cấp natri chính cho cơ thể. Nếu thiếu muối, các dây thần kinh và các cơ quan của mẹ sẽ không thể hoạt động bình thường trong thai kỳ, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai và các biến chứng y tế khác. Tuy nhiên, khi “lạm dụng” quá nhiều muối lại là một câu chuyện khác.
Bình thường, một người phụ nữ tiêu thụ từ 1000-2000mg natri/ngày. Thế nhưng sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước khiến phụ nữ mang thai thèm ăn mặn hơn mức bình thường. Lúc này nhu cầu sử dụng muối có thể tăng lên 2000-4000mg natri/ngày.
Bà bầu thèm ăn mặn như thế nào?
- Thích ăn nhiều món mặn: Mẹ bầu ốm nghén thường thích ăn những món ăn chứa nhiều natri từ thực đơn ăn uống hằng ngày như xúc xích, lạp xưởng, cá khô, các loại mắm, phô mai… cho đến các món ăn vặt được chế biến sẵn như mứt, ô mai, hoa quả sấy khô, bánh quy mặn, khoai tây chiên…
- Chấm gia vị nhiều hơn: Trên bàn ăn của bất kỳ gia đình nào cũng luôn có 1-2 loại nước chấm. Do đó, khi ăn cơm mẹ bầu nhạt miệng thích chấm gia vị nhiều hơn. Không những thế, khi ăn các loại trái cây, củ quả cũng khó mà bỏ đi thói quen chấm muối cho ngon miệng.
Việc thèm ăn mặn khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm soát thói quen ăn mặn và điều chỉnh lượng muối tiêu thụ trong giới hạn quy định để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.
Mẹ bầu mang thai thèm ăn mặn gấp 2 lần phụ nữ bình thường
Ăn mặn khi mang thai là do nguyên nhân nào?
Mẹ bầu ăn mặn khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân như:
– Nghén mặn có phải là dấu hiệu sinh con trai? Đây là cách xác định giới tính mà người xưa truyền nhau khi chưa có các phương tiện siêu âm. Đến nay khoa học vẫn chưa có câu trả lời cho việc mẹ bầu nghén mặn là dấu hiệu sinh con trai. Thực tế, ngay từ đầu thai kỳ, các mẹ sẽ có cảm giác chán ăn, không thể ăn các món nhạt được và chỉ thèm món mặn mà thôi.
– Do người phụ nữ có thói quen từ trước khi mang thai: Chế độ ăn uống hằng ngày sử dụng quá nhiều muối càng làm cho người phụ nữ khi mang thai không thể nào thay đổi được thói quen và khẩu vị cũ. Điều này vô hình chung trở thành nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ dư thừa natri.
– Do thay đổi hormone khi mang thai: Trong thai kỳ, sự thay đổi hormone là một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác thèm ăn mặn bất thường. Cụ thể, hormone trong thai kỳ tăng cao làm cơ thể bị rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng đến vị giác và khiến mẹ bầu dễ bị nhạt miệng.
– Do cơ thể mẹ bầu dự trữ nhiều nước nên nhu cầu muối cao hơn: Tình trạng ốm nghén, nôn mửa hay đi tiểu nhiều trong giai đoạn mang thai sẽ làm cơ thể phụ nữ dự trữ nước nhiều hơn để hỗ trợ thai nhi phát triển. Từ đó, nhu cầu sử dụng muối tăng cao và trở thành nguyên nhân khiến mẹ bầu ăn mặn nhiều hơn bình thường.
Ăn mặn khi mang thai rất dễ tích nước dẫn đến phù nề cơ thể, mệt mỏi và tăng huyết áp
Những tác hại khi mẹ bầu ăn mặn quá mức
Không thể phủ nhận, vị mặn mang lại sự ngon miệng cho các món ăn. Thế nhưng, cơ thể hấp thu hàm lượng natri cao trong thời gian dài rất dễ gây ra những tác hại khôn lường cho mẹ bầu và bé.
Đối với mẹ bầu:
- Tăng huyết áp: Chế độ ăn uống không cân bằng với lượng muối cao kéo dài có thể dẫn đến huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
- Cơ thể tích nước phù nề: Nếu không kiểm soát cơn thèm mặn, mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tình trạng phù nề ở mắt cá chân, chân, bàn chân, mặt…
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi: Ăn mặn khi mang thai khiến bạn luôn bị khát nước, cơ thể mất đi sự cân bằng và cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, tức ngực, buồn nôn…
- Giảm sức đề kháng: Thói quen ăn mặn làm giảm bài tiết của nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trong đường hô hấp, dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm sút và dễ mắc nhiễm độc thai nghén.
Đối với thai nhi
- Nhiễm độc thai nghén: Những trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén do ăn mặn thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và dễ bị ngạt sau sinh.
- Ảnh hưởng xấu đến thận thai nhi: Thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, giảm muối nhưng không thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai
>>> Bài viết có liên quan: Cách làm giảm độ mặn của món ăn hiệu quả không phải ai cũng biết
Từng bước giảm ăn mặn giúp bảo vệ sức khỏe thai kỳ
Đừng quá lo lắng khi mang thai mà thèm ăn mặn vì đây là nhu cầu hết sức bình thường của mẹ bầu. Chỉ cần bạn biết cách hạn chế lượng muối sử dụng, từng bước giảm mặn và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho cả mẹ và con.
Dưới đây là một số cách để bạn hạn chế hấp thụ hàm lượng natri vào cơ thể.
– Chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để kiểm soát lượng muối
Ăn nhiều bữa trong ngày giúp mẹ bầu no lâu và hạn chế ăn vặt. Đồng thời, chế độ ăn uống hợp lý và khoa học kết hợp với sữa hỗ trợ sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn.
– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả không chỉ bổ sung thêm các dưỡng chất hữu ích cho mẹ bầu mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.
Trong bữa ăn hằng ngày, luôn chọn trái cây tươi và rau quả sẽ giúp mẹ bầu giảm dần thói quen ăn mặn và tăng cường thêm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
– Hạn chế dự trữ thực phẩm mặn
Đa số các thực phẩm chế biến sẵn, bảo quản lâu nên hàm lượng muối rất cao. Các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng hoặc nếu thèm chỉ nên ăn một lượng vừa đủ để kiểm soát nồng độ natri đưa vào cơ thể.
– Ăn chậm nhai kỹ
Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ giúp bạn cảm nhận được mùi vị món ăn đậm đà hơn. Cách này không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà cũng là cách để bạn không cảm thấy nhạt miệng nữa.
– Ưu tiên dùng nước mắm giảm mặn
Trong bữa ăn hằng ngày nên hạn chế sử dụng gia vị mặn. Tuy nhiên , mẹ bầu có thể lựa chọn nước mắm giảm mặn thay thế nước mắm mặn. Nước mắm giảm mặn ứng dụng công nghệ giảm mặn, rút bớt hàm lượng natri nhưng vẫn không mất đi vị ngon đậm đà vốn có sẽ giúp thay đổi thói quen ăn mặn của các mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể lựa chọn nước mắm giảm mặn đến từ thương hiệu uy tín để an tâm bảo vệ sức khỏe
Ăn mặn khi mang thai là thói quen không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé trong thai kỳ, mẹ bầu nên giảm ăn mặn khi mang thai, kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
>>> Xem thêm: