Cách làm giảm độ mặn của thức ăn nhanh chóng, dễ thực hiện

cách làm giảm mặn bằng mật ong

Cho đến nay, ăn mặn là khẩu vị quen thuộc, khó thay đổi của người Việt. Tuy rằng muối cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe, tăng rủi ro cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy thận, loãng xương và thậm chí ung thư đường tiêu hóa.

Để đảm bảo an toàn, mỗi gia đình nên thay đổi cách dùng muối trong chế biến thức ăn. Nếu lỡ tay nêm nếm quá mặn, bạn có thể “chữa cháy” ngay lập tức bằng 7 cách giảm mặn đơn giản dưới đây!

Cho thêm nước vào món ăn 

Làm sao để giảm độ mặn của thức ăn? Cách đơn giản là cho thêm nước. Lúc này, nước hòa tan hàm lượng muối thừa và giúp cho món canh, món súp hoặc món kho bớt mặn. Sau đó, bạn có thể nêm nếm một ít gia vị khác như bột ngọt, tiêu hoặc ớt bột để giữ trọn hương vị thơm ngon cho món ăn. 

Lưu ý: Không được để lửa quá lớn khi cho thêm nước. Bởi nhiệt độ cao khiến nước bốc hơi nhanh hơn và kết quả là món ăn của bạn “mặn vẫn hoàn mặn”. 

Cách giảm độ mặn của món ăn bằng chanh 

Chanh là thực phẩm có sẵn trong tủ lạnh của mỗi nhà. Nếu lỡ tay nêm quá nhiều muối, bạn có thể cho vào ½ đến 1 thìa nhỏ nước cốt chanh để trung hòa vị mặn, bảo toàn hương vị cho món ăn. 

Lưu ý: Đối với thực phẩm được chế biến từ sữa, bạn không nên dùng chanh để “giải cứu” độ mặn. Nguyên nhân là do axit trong chanh phản ứng với sữa và tạo ra hiện tượng kết tủa, khiến thức ăn trở nên mặn hơn. 

cách làm giảm độ mặn của món ăn bằng chanh

Cách làm giảm độ mặn của thức ăn tiện lợi và nhanh chóng tại nhà là sử dụng chanh tươi. 

Cách giảm mặn nhanh với giấm gạo

Ngoài chanh tươi, bạn có thể dùng giấm gạo để giảm độ mặn của món ăn. Nhưng, phải lưu ý không được thêm quá nhiều giấm trong một lần vì rất khó nêm lại hương vị. Tốt nhất là người nấu nên cho giấm từ từ, từng chút một để chữa mặn. Sau mỗi lần thêm thì hãy thử nếm lại, thực hiện đến khi nào bạn cảm thấy món ăn vừa miệng, đậm đà là được. 

Cách làm giảm độ mặn của thức ăn bằng khoai tây

Khoai tây đem rửa sạch, thái mỏng, sau đó cho vào nồi canh, món xào hoặc món kho bị mặn, ngâm ít nhất 15 phút. Với công dụng hút muối, những lát khoai tây giúp “cứu nguy” cho món ăn của bạn, duy trì hương vị thơm ngon, hấp dẫn như ban đầu. 

Dùng mật ong để giảm mặn cho món ăn 

Nếu lỡ tay nấu đồ ăn quá mặn, bạn có thể cho vào một thìa mật ong để “chữa cháy” nhanh chóng. Lúc này, mật ong giúp làm dịu độ mặn, lưu lại vị ngọt đậm đà trên đầu lưỡi. Ngoài ra, bạn có thể dùng đường để thay thế nhưng gia vị này không phát huy hiệu quả tốt như mật ong. 

cách làm giảm mặn bằng mật ong

Mật ong với vị ngọt tự nhiên giúp làm dịu độ mặn của món ăn, tăng hương vị hấp dẫn khi thưởng thức.

Cách giảm mặn cho thức ăn với cà chua

Làm thế nào để giảm muối nhưng món ăn vẫn ngon? Hãy áp dụng cách làm giảm độ mặn cho thức ăn với cà chua. Đầu tiên, cà chua đem rửa sạch, cắt lát dày, cho vào món ăn và ngâm khoảng 15 – 20 phút. Đến khi dùng bữa thì hãy vớt cà chua ra. Lúc này, vị chua dịu nhẹ tự nhiên của thực phẩm giúp giảm thiểu độ mặn, phòng ngừa rủi ro bệnh tật do chế độ ăn mặn gây nên.

Lưu ý: Bạn chỉ áp dụng cách giảm mặn cho thức ăn với cà chua, trong trường hợp không có chanh hoặc khoai tây. Bởi chất chua của quả rất nhẹ, không mang lại hiệu quả cao như hai nguyên liệu trên. 

Dùng trứng để giảm mặn cho món ăn 

Chốt lại danh sách những cách làm giảm độ mặn của thức ăn, không thể không đề cập đến trứng. Trứng gà (hoặc trứng vịt) tách vỏ lấy lòng trắng. Sau đó, thả vào nồi canh, không đánh tan và chờ sôi trong 5 phút vớt ra. Cách này giúp giảm bớt độ mặn cho món ăn, tạo hương vị béo bùi và thơm ngon khi thưởng thức. 

cách làm giảm độ mặn của thức ăn bằng trứng gà

Lòng trắng trứng rất tốt trong việc dung hòa muối thừa, giảm bớt vị mặn cho món ăn.

Như vậy, áp dụng những cách giảm độ mặn của thức ăn trên đây, giúp người nấu “chữa cháy” nhanh chóng, trong trường hợp “lỡ tay” cho quá nhiều muối. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp phù hợp để thực hiện lâu dài. Mỗi người phải ý thức được rằng, ăn quá mặn – ăn thừa muối trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp, loãng xương và thậm chí ung thư, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ngày nay, Bộ Y tế khuyến khích mỗi người nên giảm bớt muối, ăn uống lành mạnh và đặc biệt ưu tiên dùng các loại gia vị có độ mặn vừa phải. Điển hình như nước mắm giảm mặn – một sản phẩm nước mắm được sản xuất theo công thức đặc biệt: thành phần giảm bớt hàm lượng muối nhưng vẫn đảm bảo mùi vị thơm ngon hài hòa cho món ăn.

sử dụng nước mắm giảm mặn để giảm độ mặn thức ăn

Nước mắm giảm mặn là món quà tinh túy từ biển cả, giúp lưu trọn bữa cơm thơm ngon chuẩn vị và bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

Chỉ cần nghiêng chai rót nước mắm ra chén sứ, thêm vài lát ớt xắt cay cay là đã thỏa mãn cả gia đình về nhu cầu thưởng thức bữa cơm chuẩn vị, trọn vẹn dinh dưỡng và đặc biệt an toàn cho sức khỏe. Những giọt nước mắm đậm đà, được chắt chiu từ tinh hoa của biển chắc chắn làm hài lòng bất kỳ vị khách khó tính nào.

Tìm hiểu thêm và dùng ngay nước mắm giảm mặn TẠI ĐÂY, để có trải nghiệm thật khác biệt!

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục