Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Ăn uống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần phải làm khi chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời. Điều này giúp con tăng trưởng, phát triển toàn diện và ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh. Để hỗ trợ các bậc cha mẹ xây dựng cho con thói quen ăn uống lành mạnh, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi.  

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi 

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ em cần được cung cấp một nguồn dinh dưỡng phù hợp với số lượng và dưỡng chất khác nhau. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ được chia thành 5 giai đoạn chính.  

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và cần cung cấp nhiều dưỡng chất, kháng thể tốt từ sữa mẹ. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng chính và thiết yếu đối với sự phát triển và khả năng miễn dịch của bé. Lượng sữa mẹ cho bé bú sẽ thay đổi theo độ tuổi như sau:  

  • Từ 0 – 3 tuần tuổi: Trẻ cần bú 8 – 12 lần mỗi ngày với lượng sữa 30 – 90ml sữa/lần, mỗi cử cách 2 – 3 tiếng.
  • Từ 3 tuần – 3 tháng tuổi: Bé cần bú 6 – 8 lần một ngày, mỗi lần từ 90 – 120ml sữa.
  • Từ 3 – 6 tháng: Mẹ nên cho bé bú từ 120 – 230ml/lần và 4 – 8 lần một ngày.

Dinh dưỡng cho trẻ 6 – 12 tháng

Hệ tiêu hóa của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi đã dần ổn định và bú ít sữa mẹ lại, bổ sung thêm sữa công thức và thức ăn dặm để cung cấp nhiều dưỡng chất tốt hơn.

  • Thức ăn dặm: Cho bé ăn những thực phẩm mềm được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, ninh và xay nhuyễn để dễ tiêu hóa. Mẹ nên ưu tiên những thực phẩm từ thực vật như rau xanh, củ quả, trái cây…  
  • Bổ sung sữa: Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé uống sữa với lượng từ 180ml đến 240ml/lần và chia ra khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu của trẻ. 

chế độ dinh dưỡng cho bé

Trẻ ăn dặm từ 6 – 12 tháng tuổi cần sử dụng những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.

Dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi

Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đòi hỏi phải có 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất). Trong đó, tỷ lệ các nhóm dưỡng chất cụ thể như sau:

  • Tinh bột: Bé cần cung cấp mức năng lượng khoảng 170g/ngày.
  • Chất đạm: Nhu cầu đạm trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 15 – 18g/ngày.
  • Chất béo: Cơ thể bé cần hấp thụ 20-40g.  
  • Vitamin và khoáng chất: Mỗi ngày, bé cần khoảng 500mg canxi, 460mg photpho, 8 mg sắt, 10mg kẽm, 400 mcg Vitamin A, 400 UI Vitamin D và 30mg Vitamin C.

Dinh dưỡng cho trẻ 4 – 5 tuổi

Đối với bé giai đoạn 4 – 5 tuổi, đa số hệ răng, xương đã phát triển ổn định và cứng cáp nên bé có thể ăn thức ăn giống người lớn. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của bé như sau:

  • Tinh bột: Nhu cầu năng lượng lứa tuổi này khoảng 210g/ngày.
  • Chất đạm: Trẻ từ 4 – 5 tuổi hấp thụ 20 – 23g/ngày.
  • Chất béo: Cơ thể bé cần hấp thụ 45-50g. 
  • Vitamin và khoáng chất: Mỗi ngày, bé cần khoảng 600mg canxi, 460mg photpho, 10 mg sắt, 10mg kẽm, 450 mcg Vitamin A, 500 UI Vitamin D và 30mg Vitamin C.

Dinh dưỡng cho trẻ 6 – 11 tuổi 

Đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu phát triển toàn diện cả nhận thức lẫn hoạt động thể chất. Vì vậy, độ tuổi này trẻ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất. Theo đó, tỷ lệ 4 nhóm dưỡng chất hấp thụ cho trẻ 6 -11 tháng gồm:

  • Tinh bột: Bé cần khoảng 180 – 300g một ngày
  • Chất đạm: Nhu cầu đạm bé cần là 28 – 32gr/ngày.
  • Chất béo: Bé cần khoảng 6 phần chất béo/ngày, một phần tương đương với 5g mỡ và dầu ăn.
  • Vitamin và khoáng chất: Mỗi ngày, bé cần khoảng 800mg canxi, 460mg photpho, 11 mg sắt, 10mg kẽm và 2 – 3 phần rau củ quả, trái cây mỗi ngày. 

chế độ dinh dưỡng cho con

Rau củ quả và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé, bố mẹ cần lưu ý thế nào?

Một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển, khôn lớn và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn chế độ dinh dưỡng cho bé hằng ngày, bố mẹ cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây.   

Lưu ý về cách nêm nếm gia vị

Các cơ quan trong cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hết, đặc biệt là hệ đường ruột. Vì vậy nên trẻ không thể ăn uống như người trưởng thành được, nhất là nêm nếm gia vị. Việc cho trẻ ăn mặn hoặc ngọt quá sớm có thể làm tăng nguy cơ còi xương, suy thận, biếng ăn và chậm phát triển. Do đó, mẹ nên cân nhắc về cách sử dụng gia vị cho bé.

  • Giai đoạn sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi): Bố mẹ không nên cho đường hoặc muối quá nhiều vào khẩu phần ăn của con. 
  • Giai đoạn từ 1 tuổi trở lên: Bố mẹ có thể nêm nếm gia vị (muối, đường) để kích thích vị giác của con nhưng phải tuân theo khuyến nghị của chuyên gia hoặc sử dụng gia vị giảm mặn (điển hình là nước mắm giảm mặn), vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, vừa cho bữa ăn thơm ngon, không mất đi hương vị tự nhiên. 

dinh dưỡng cho bé

Duy trì thói quen ăn uống giảm mặn giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ưu tiên thực phẩm lành mạnh, cho trẻ tham gia lựa chọn thực phẩm

Đối với trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên thì mẹ cần bổ sung đầy đủ cho con đa dạng thực phẩm lành mạnh từ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là các loại rau củ vì chúng rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, việc cho bé tự chọn thực phẩm trong những lần đi chợ, siêu thị sẽ giúp mẹ quan sát được sở thích của con, đánh giá mức độ lành mạnh của thực phẩm để chế biến đa dạng món ăn kích thích sự ngon miệng của bé. Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn con tự tay chế biến thực phẩm thành một số món ăn đơn giản để bé ghi nhớ tốt hơn.

Cách xây dựng bảng dinh dưỡng cho bé chuẩn khoa học

Mẹ có biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em hoàn toàn khác so với người lớn, đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ cũng chưa được hoàn thiện. Do đó, mẹ cần tìm hiểu rõ bảng dinh dưỡng cho bé để xây dựng thực đơn hàng ngày chuẩn khoa…

Khuyến khích con uống nhiều nước mỗi ngày

Nước vô cùng quan trọng và tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể như chuyển hóa trao đổi chất, vận động dưỡng chất nuôi tế bào,… Tuy nhiên, với mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần lượng nước phù hợp. Vì vậy, cha mẹ cần cho con uống đủ nước theo khuyến nghị như sau:  

  • Trẻ dưới 6 tháng: Không nên uống thêm nước vì lượng nước cần thiết cho bé đã được cung cấp đủ từ nguồn sữa mẹ.
  • Trẻ 6 – 12 tháng: Bên cạnh lượng nước trong sữa mẹ, sữa công thức thì bé cần thêm 125 – 250ml nước/ngày.
  • Trẻ 1 tuổi: 250ml/ngày.
  • Trẻ 2 tuổi: 500ml/ngày.
  • Trẻ 3 tuổi: 750ml/ngày.
  • Trẻ 4 tuổi: 1.000ml/ngày.
  • Trẻ 5 tuổi: 1.250ml/ngày.
  • Trẻ 6 tuổi: 1.500ml/ngày.
  • Trẻ 7 tuổi: 1.750ml/ngày.
  • Trẻ trên 8 tuổi: 2.000ml/ngày. 

Gợi ý thực đơn phù hợp với trẻ theo độ tuổi phát triển 

Dưới đây là một số gợi ý thực đơn giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng trẻ phù hợp theo từng độ tuổi phát triển.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Bữa sáng: Bột ăn dặm cho bé.

Bữa trưa: Cháo thịt bò bông cải bằm hoặc xay nhuyễn.

Bữa phụ: Trái cây nghiền (Chuối và dâu tây).

Bữa tối: Cháo thịt gà xé sợi mỏng và cà rốt nghiền.

Bữa phụ: 1 ly sữa công thức.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi

Bữa sáng: Súp cua óc heo.

Bữa phụ: Trái cây cắt nhỏ (Táo).

Bữa trưa: Cơm, tôm luộc, khoai tây và cà rốt luộc, canh cải xoăn nấu thịt bằm.

Bữa phụ: Sữa chua và hạnh nhân giã nhỏ.

Bữa tối: Cơm, thịt heo ram, cải xanh luộc, canh bí đỏ.  

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 4 – 5 tuổi

Bữa sáng: Ngũ cốc và sữa chua hoặc sữa không đường.   

Bữa phụ: ½ chén hạt (óc chó, macca)   

Bữa trưa: Cơm, mực nhồi thịt sốt cà, bông cải xanh luộc, canh hẹ đậu hũ.

Bữa phụ: Sinh tố bơ.

Bữa tối: Cơm, thịt bò xào đậu que, canh bắp cải nấu sườn.  

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 6 – 11 tuổi

Bữa sáng: Hoành thánh nấu thịt bằm.

Bữa phụ: Trái cây (Dâu tây) và sữa chua.

Bữa trưa: Cơm, thịt gà kho gừng, bắp cải xào, canh cà chua nấu trứng.  

Bữa phụ: Rau câu dừa.

Bữa tối: Cơm, cá hồi áp chảo, cà rốt xào, canh thịt rau ngót.    

dinh dưỡng cho con

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đủ chất và lượng cần thiết để phát triển, khôn lớn và khám phá thế giới xung quanh

Ăn uống đủ chất, đủ lượng và cung cấp chế độ dinh dưỡng cho trẻ là bí quyết giúp bé phát triển toàn diện, hạn chế nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển thể chất và trí não. Hy vọng, những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ con yêu vui khỏe từng ngày.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục