Thay đổi thói quen ăn uống để sống khỏe đẹp hơn

thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống có liên hệ mật thiết tới tình trạng sức khỏe con người. Những thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất, ví dụ như bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, ung thư, béo phì,… hoặc sức khỏe tinh thần, bao gồm trầm cảm, tâm trạng thất thường, cáu kỉnh hay lãnh đạm. Việc xây dựng và duy trì các thói quen ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng cho cơ thể. Cùng tìm hiểu 8 hành động thay đổi thói quen ăn uống để sống khỏe đẹp hơn qua bài viết dưới đây.

Không ăn vội, ăn qua loa

Ăn vội vàng, qua loa là một thói quen hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Theo tờ Times of India, việc ăn quá nhanh đem lại những tác hại sau:

  • Tăng nguy cơ béo phì: Khi ăn quá nhanh, bạn sẽ không kịp nhận ra mình đã no và cứ thế ăn tiếp, từ đó dễ gây thừa cân, béo phì.
  • Khó tiêu: Việc nuốt vội vàng sẽ khiến đường ruột khó tiêu hóa, gây các tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Tăng nguy cơ tiểu đường: Việc lùa thức ăn vào liên tục dễ gây ứ đọng chất béo và đường, ảnh hưởng đến sự điều tiết insulin và dễ dẫn đến tiểu đường type 2.
  • Mắc nghẹn: Nhai nuốt vội vàng có thể dẫn đến việc mắc nghẹn, đặc biệt là ở trẻ em.

Một số biện pháp để thay đổi thói quen ăn uống không tốt này:

  • Dùng đũa gắp thức ăn.
  • Ngồi thẳng, hít thở chậm và sâu khi ăn.
  • Dành không gian riêng và thư giãn khi ăn uống.
  • Tự nấu ăn để hợp khẩu vị.

thói quen ăn uống

Thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động, vì vậy chúng ta cần ăn chậm rãi để hấp thụ triệt để nguồn dưỡng chất đó

Hạn chế dùng thực phẩm đóng gói

Thực phẩm đóng gói và đồ hộp rất tiện lợi cho cuộc sống hiện đại với mức giá phải chăng, nhưng chúng tiềm ẩn những mối nguy hại lớn:

  • Đồ hộp thường được cho thêm muối và chất bảo quản để giữ được lâu, không tốt cho huyết áp và tim mạch. 
  • Một số loại cũng có thể chứa nhiều đường để làm tăng hương vị, gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim và tiểu đường type 2.
  • Một số đồ hộp có chứa bisphenol (BPA) với một lượng nhỏ. Việc thường xuyên sử dụng đồ hộp sẽ làm tích tụ BPA, tác động lên hormone, hình thành khối u và tổn thương DNA.

Thực phẩm đóng hộp sẽ rất tiện lợi nếu chúng ta sử dụng vừa phải, đọc kỹ nhãn sản phẩm và lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu bản thân.

Hạn chế ăn mặn, dùng nhiều muối

Ăn mặn hại thận, hại tim mạch và nhiều cơ quan khác của cơ thể theo cơ chế sau:

  • Natri có nhiệm vụ cân bằng dịch lỏng trong tế bào. Việc ăn mặn, thừa muối sẽ làm tăng nồng độ natri trong máu, khiến nước bị hút khỏi tế bào và vào máu, gây các tình trạng sưng phù, uống nhiều, tiểu nhiều. 
  • Đồng thời lượng muối dư làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, tăng lưu lượng máu tới thận dẫn tới tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe bạn cần phải thay đổi thói quen ăn mặn từ những hành động nhỏ hằng ngày: 

  • Tiêu thụ dưới 5g muối/ngày theo khuyến cáo của WHO. 
  • Ưu tiên dùng thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ chế biến sẵn. 
  • Tự nấu nướng tại nhà, giảm lượng muối nêm vào món ăn.
  • Dùng nước mắm giảm mặn thay cho nước mắm cốt, nước mắm đậm đặc,…

thay đổi thói quen ăn uống

Thay thế nước mắm mặn bằng nước mắm giảm mặn với công thức giảm muối, ít natri là thói quen ăn uống giúp sống khỏe mỗi ngày

Uống nước ấm nhiều hơn thay vì nước lạnh

Nước ấm mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ:

  • Tăng sự trao đổi chất và giúp giảm cân.
  • Là phương thức tự nhiên giảm ho đau họng, nghẹt mũi.
  • Tăng lưu thông máu, thư giãn các cơ và giảm đau.
  • Giải phóng độc tố và làm sạch cơ thể.
  • Tăng tính đàn hồi da, ngăn ngừa lão hóa sớm.
  • Thúc đẩy hoạt động đường ruột, hạn chế táo bón.

Uống nước ấm là một thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng cách: 

  • Bạn có thể uống vào sáng sớm cho một ngày tràn đầy năng lượng hoặc uống vào buổi tối để thư giãn sau một ngày bận rộn. 
  • Tránh uống nước quá nóng sẽ làm hỏng các gai vị giác và bỏng lưỡi. 
  • Bạn cũng có thể thêm vài giọt chanh hoặc mật ong vào ly nước để tăng hương vị.

Không thay rau xanh bằng trái cây

Có nhiều lý do khiến bạn không nên thay hoàn toàn rau xanh bằng trái cây:

  • Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất nhiều hơn hẳn trái cây, giúp cơ thể đào thải độc tố và ngăn ngừa táo bón. 
  • Rau xanh cũng chứa rất nhiều pectin – chất xơ hòa tan có vai trò ức chế hại khuẩn và tăng cường lợi khuẩn đường ruột mà trái cây không thể thay thế được. 

Nên ăn đủ 400g rau xanh và hoa quả mỗi ngày, trong đó tối thiểu 300g rau xanh để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể.

thay đổi cách ăn uống

Hãy ăn uống cân đối để đảm bảo đủ lượng rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Không ăn khi đang làm việc hoặc xem tivi

Vừa ăn vừa làm việc hoặc xem ti vi là một thói quen ăn uống xấu cần phải thay đổi. Việc phân luồng lượng máu tới dạ dày, não và mắt để đáp ứng sự kết hợp giữa việc ăn với việc xem ti vi/làm việc gây tác động xấu tới cơ thể như sau:

  • Gây mất ngon.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh đau dạ dày, ảnh hưởng tới thần kinh, suy yếu não bộ, rối loạn tiêu hóa, tăng cân và cận thị.

Bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh này bằng các cách sau:

  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
  • Dành thời gian khoảng 20 phút cho một bữa ăn, không quá ngắn hoặc quá chậm.
  • Tránh xa các thiết bị công nghệ hoặc tài liệu làm việc lúc đang ăn.
  • Giữ không gian yên tĩnh, thoải mái để bữa ăn ngon miệng hơn.

Uống trà xanh thay cho cà phê

Có nhiều lý do khiến bạn nên uống trà xanh thay cho cà phê:

  • Cả trà xanh và cà phê đều chứa caffeine giúp duy trì sự tỉnh táo để làm việc, nhưng cà phê chứa một lượng lớn hơn hẳn, có thể gây lo lắng, tăng nhịp tim, mất ngủ và gây nghiện cho người uống. 
  • Ngược lại, trà xanh chứa các chất rất tốt cho cơ thể. Trong lá trà có chứa L-theanine – một hợp chất giúp làm dịu hệ thần kinh và giúp thư giãn trong khi vẫn giữ cho cơ thể tỉnh táo. 
  • Trà xanh cũng chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim, ung thư, sâu răng, sỏi thận và viêm khớp.

Để trà xanh phát huy hết tác dụng, cần lưu ý một số điều sau:

  • Rửa sạch trà trước khi dùng.
  • Pha trà ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 80 độ C.
  • Tránh uống trà đặc hoặc uống trà vào lúc đói, tránh lạnh bụng, cào ruột, khó chịu.
  • Không uống quá nhiều trà trong ngày để tránh đau đầu, mất ngủ.

Tự nấu ăn thay vì đi hàng quán bên ngoài

Các bữa ăn vội ở hàng quán bên ngoài tuy nhanh chóng và tiện lợi nhưng không phù hợp cho một lối sống lành mạnh. Ngược lại, việc tự nấu ăn ở nhà sẽ đem lại nhiều lợi ích sau: 

  • Giúp chủ động hơn trong việc cân bằng đủ các nhóm dinh dưỡng.
  • Hạn chế và kiểm soát được lượng gia vị nêm vào thức ăn.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Gắn kết tình cảm gia đình.

Cũng cần lưu ý khi tự nấu ăn, thực phẩm mua về cần được phân loại và sơ chế phù hợp:

  • Các loại ngũ cốc và củ như gạo, bí đỏ, khoai lang,… có thể bảo quản bên ngoài trong điều kiện khô ráo. 
  • Sữa và thực phẩm chín nên ăn ngay. 
  • Rau, trứng và hoa quả cần rửa sạch và cho vào ngăn mát. 
  • Thịt, cá, hải sản sau khi sơ chế nên được bảo quản ngăn đông.

cách ăn uống

Tự nấu ăn ở nhà là thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí

Để thay đổi thói quen ăn uống rất khó, đòi hỏi phải thực hiện từ từ và kiên trì. Hãy khởi đầu một cuộc sống khỏe đẹp bằng việc duy trì những thay đổi nhỏ mỗi ngày, vì sức khỏe hiện tại và lâu dài của chính bản thân.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục