Mẹ có biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em hoàn toàn khác so với người lớn, đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ cũng chưa được hoàn thiện. Do đó, mẹ cần tìm hiểu rõ bảng dinh dưỡng cho bé để xây dựng thực đơn hàng ngày chuẩn khoa học, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.
Mục lục
Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng bảng dinh dưỡng cho bé
Bảng dinh dưỡng cho trẻ thể hiện nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi, giúp cha mẹ hiểu rõ ở độ tuổi cụ thể thì trẻ cần bổ sung những nhóm chất nào, lựa chọn thực phẩm nào để bổ sung dưỡng chất phù hợp.
Bảng dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng với sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ (đặc biệt trong những năm đầu), đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở trẻ.
Hướng dẫn xây dựng bảng dinh dưỡng cho bé chuẩn khoa học
Cha mẹ có thể nắm rõ một số nguyên tắc dưới đây:
Bổ sung đầy đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu
- Chất bột đường: Cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng của cơ thể, cấu tạo tế bào, hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Chất đạm: Giúp trẻ tăng cân, hình thành các tế bào mới, hình thành các enzyme tiêu hóa, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng của trẻ.
- Chất béo: Giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu, dự trữ năng lượng và điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể.
- Vitamin và khoáng chất: Tham gia hệ miễn dịch, là chất xúc tác cho hệ tiêu hóa, tham gia kháng viêm, khử độc và hỗ trợ điều trị các bệnh lý.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi:
Độ tuổi | Dưỡng chất | Hàm lượng bổ sung (Theo khuyến nghị) |
Dưới 1 tuổi | Chất bột đường | 75 – 110g/ngày |
Chất đạm | <15g/ngày | |
Chất béo | 35g/ngày | |
Vitamin | Vitamin B12: 0.4 – 0.5µg/ngày. Vitamin C: 40mg/ngày. Cholin: 125 – 150mg/ngày. | |
Khoáng chất | Sắt: 5.6 – 6.3mg/ngày. Kẽm: 1.1 – 2.5mg/ngày. Iốt: 100 – 130µg/ngày. | |
Từ 1 – 3 tuổi | Chất bột đường | 135 – 150g/ngày |
Chất đạm | 15 – 18g/ngày | |
Chất béo | 55g/ngày | |
Vitamin | Vitamin B12: 0.9µg/ngày. Vitamin C: 35mg/ngày. Cholin: 200mg/ngày. | |
Khoáng chất | Sắt: 3.5 – 3.6mg/ngày. Kẽm: 2.4mg/ngày. Iốt: 90µg/ngày. | |
Từ 4 – 6 tuổi | Chất bột đường | 175 – 200g/ngày |
Chất đạm | 20 – 23g/ngày | |
Chất béo | 40g/ngày | |
Vitamin | Vitamin B12: 1µg/ngày. Vitamin C: 40mg/ngày. Cholin: 250mg/ngày. | |
Khoáng chất | Sắt: 3.6mg/ngày. Kẽm: 2.9mg/ngày. Iốt: 90µg/ngày. |
Cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu khi xây dựng bảng dinh dưỡng cho trẻ.
Xây dựng bảng dinh dưỡng cho bé với thực phẩm lành mạnh
Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và các hoạt chất tự nhiên, đồng thời chứa ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối.
Thực phẩm lành mạnh rất có ích đối với mọi trẻ em, bởi:
- Bổ sung đủ năng lượng cho sự phát triển và hoạt động thể chất.
- Nâng cao trí tuệ.
- Cải thiện tâm trạng.
- Kiểm soát cân nặng.
- Ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng hoặc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Cách xây dựng bảng dinh dưỡng với thực phẩm lành mạnh:
- Đọc nhãn sản phẩm để hiểu rõ các thành phần dinh dưỡng.
- Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt trong chế độ ăn của bé.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá mặn hoặc đồ ngọt.
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày.
Hạn chế nêm muối vào bữa ăn của trẻ
Bộ Y tế khuyến cáo nhu cầu muối cho trẻ nhỏ ở từng độ tuổi như sau:
0 – 5 tháng tuổi | 0.3g muối (hoặc 100mg natri)/ngày |
6 – 11 tháng tuổi | 1.5g muối (hoặc 600mg natri)/ngày |
1 – 2 tuổi | 2.3g muối (hoặc 900mg natri)/ngày |
Có thể thấy nhu cầu muối của trẻ thấp hơn người trưởng thành rất nhiều (ở người trưởng thành là 5g muối/ngày). Bé ăn mặn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sau:
- Thiếu canxi, khó phát triển chiều cao tối ưu.
- Dễ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch và đột quỵ.
- Suy thận.
- Biếng ăn, chậm lớn.
- Tăng mắc bệnh tuyến giáp hoặc ung thư.
Tuy nhiên, trong các thực phẩm tự nhiên như gạo, thịt, cá,… đã có hàm lượng natri đáp ứng nhu cầu của trẻ. Do đó trẻ dưới 1 tuổi không cần nêm thêm muối vào thức ăn dặm để tránh bị thừa natri.
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ có thể nêm muối nhưng phải tuân theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.
Hãy giúp trẻ hạn chế dung nạp muối bằng cách:
- Kiểm tra lượng muối trên nhãn thực phẩm.
- Cắt giảm các món ăn vặt nhiều muối (mì ăn liền, pizza, bim bim, bánh gạo vị mặn,…)
- Sử dụng nước mắm giảm mặn với công thức giảm muối giảm natri, vừa tạo hương vị đậm đà, thơm ngon cho bữa ăn, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Ưu tiên dùng nước mắm giảm mặn, vừa đảm bảo độ ngon vừa thân thiện với sức khỏe của gia đình và bé.
Cắt giảm đồ ngọt và đồ ăn nhanh của trẻ
Những loại thực phẩm trên chứa một lượng lớn đường, muối và calo rất lớn, lại nhiều chất béo làm tăng nguy cơ thừa cân – béo phì và tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường type,… không tốt cho sức khỏe sau này của trẻ.
Một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia để cắt giảm đồ ngọt và đồ ăn nhanh trong bữa ăn:
- Hạn chế nêm đường vào bữa ăn của trẻ (đối với trẻ < 1 tuổi thì không nên bổ sung đường).
- Cắt giảm đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas, đồ chiên rán và chế biến sẵn trong khẩu phần ăn của bé.
- Kiểm tra lượng đường trên nhãn thực phẩm.
Tập thói quen cho trẻ uống nước mỗi ngày
Nước có nhiều chức năng quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻ, bao gồm:
- Là dung môi thực hiện các chức năng sống trong cơ thể.
- Điều hòa nhiệt độ.
- Đóng vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm cho mắt, xương khớp và hoạt động tiêu hóa của trẻ.
Theo Viện Dinh dưỡng năm 2012, nhu cầu nước của trẻ em được tính dựa theo độ tuổi và cân nặng như sau:
- Trẻ từ 1 – 10kg: Cần 100ml nước/kg.
- Trẻ từ 11 – 20kg: Cần 1000ml nước/ngày + 50ml nước/kg mỗi 10kg tăng trưởng.
- Trẻ trên 21kg: Cần 1500ml nước/ngày + 20ml nước/kg mỗi 20kg tăng trưởng.
Một số lưu ý khi cho trẻ uống nước:
- Uống đủ nước kể cả khi không khát.
- Hạn chế sử dụng ly nhựa, ly giấy để đựng nước.
- Không nên uống nước chưa được đun sôi hay nước nấu đi nấu lại nhiều lần.
- Ưu tiên nước lọc, tránh nước ngọt có gas sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì hoặc các bệnh mạn tính khác.
- Đối với trẻ sơ sinh, không nên cho trẻ uống nước trước khi bú.
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống và cân bằng điện giải ở trẻ, vì vậy hãy tập cho bé uống nước đủ và đúng cách.
Xây dựng bảng dinh dưỡng cho bé, cha mẹ cần lưu ý điều gì?
Khi xây dựng bảng dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ một vài điều sau:
- Lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh.
- Rửa tay thật sạch trước khi chế biến đồ ăn cho bé.
- Hạn chế tối đa việc ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh hay uống nước có gas.
- Đảm bảo cấu trúc món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm hết hạn.
- Kết hợp cho bé ăn nước hầm rau củ, hầm xương với phần thịt, rau củ kèm theo.
- Trang trí món ăn đẹp mắt và hương vị quyến rũ để kích thích cơn thèm ăn của bé.
Hình thức và hương vị món ăn giúp khơi dậy sự thèm ăn của bé.
Nguồn dinh dưỡng lúc nhỏ sẽ quyết định sự phát triển lúc lớn của trẻ, đồng thời những thói quen ăn uống từ bé sẽ theo con đến tận khi trưởng thành, do đó việc thiết lập chế độ ăn theo bảng dinh dưỡng cho trẻ là điều hết sức cần thiết. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc xây dựng khẩu phần ăn khoa học, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tối đa.
>>> Xem thêm: