Dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh và phát triển cơ thể toàn diện, nhất là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn thực phẩm phù hợp và cung cấp dinh dưỡng đúng cách thì chưa chắc ai cũng biết. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xây dựng thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng cho trẻ, giúp con yêu phát triển khỏe mạnh trong những năm đầu đời.
Mục lục
Tháp dinh dưỡng là gì? Vì sao cần xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là mô hình sắp xếp các loại thực phẩm theo hình dạng kim tự tháp. Những thông tin được cung cấp chủ yếu là các thành phần cũng như số lượng thức ăn nên tiêu thụ trong 1 tháng. Trong đó, các phần đáy tháp rộng là nhóm thực phẩm được ăn nhiều, còn phần đỉnh hẹp là nhóm thực phẩm ăn ít hoặc hạn chế ăn.
Dựa vào tháp dinh dưỡng, mẹ có thể thiết kế bữa ăn hằng ngày cho trẻ đầy đủ dưỡng chất với các loại thực phẩm phù hợp theo từng nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đồng thời, nắm được nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu ở mỗi độ tuổi, tránh trường hợp bổ sung thừa hoặc thiếu dẫn đến mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là mô hình sắp xếp các loại thực phẩm theo hình dạng kim tự tháp.
Cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ phù hợp độ tuổi
Dưới đây là một số cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho bé giúp mẹ có cái nhìn toàn diện hơn trong việc chăm sóc con.
Tháp dinh dưỡng cho bé 1 – 3 tuổi: Nền tảng cho trẻ phát triển khỏe mạnh
Từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hoàn thiện về đường tiêu hóa và phát triển một số chức năng chính như đi đứng, tập nói, mọc răng, phát triển xương… Vì vậy, trẻ cần tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thức ăn để phát triển khỏe mạnh.
Với trẻ trong độ tuổi đang làm quen với thức ăn mới, mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, cắt nhỏ cho dễ ăn. Đồng thời, cho bé ăn từ những thức ăn lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều và tránh dồn dập khiến bé bị nghẹn hoặc không chán ăn.
Trẻ nhỏ giai đoạn 1 – 3 tuổi cần tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thức ăn để phát triển khỏe mạnh.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 – 5 tuổi: Đa dạng món ăn, tăng cường năng lượng
Đây là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao và cân nặng rất nhanh. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu được rèn luyện trí não, vui chơi, hoạt động thể chất. Do đó, trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn và cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Trong tháp dinh dưỡng trẻ em từ 3 – 5 tuổi cần hơn 60 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tổng thể. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 – 5 tuổi cần đa dạng các món ăn và tăng cường năng lượng để duy trì hoạt động mỗi ngày.
Tháp dinh dưỡng trẻ em 6 – 11 tuổi: Dinh dưỡng thích hợp và đầy đủ chất
Trẻ em từ 6 – 11 là giai đoạn trẻ đang học tiểu học và bắt đầu bước vào giai đoạn tiền dậy thì, thậm chí có bé đã bắt đầu dậy thì. Lúc này, trẻ đã quen với thức ăn giống người lớn nên cơ thể cũng sẽ có nhu cầu ăn các loại thực phẩm đa dạng hơn trước.
Để cung cấp dinh dưỡng thích hợp và đầy đủ chất cho bé trong giai đoạn này, mẹ cần lưu ý xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ đáp ứng những yêu cầu về 4 nhóm chất chính và đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày.
Tháp dinh dưỡng trẻ em 6 – 11 tuổi cung cấp dinh dưỡng thích hợp và đầy đủ chất trong giai đoạn tiền dậy thì.
Ăn uống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần phải làm khi chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời. Điều này giúp con tăng trưởng, phát triển toàn diện và ngăn ngừa các nguy cơ…
Mẹo chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng đúng chuẩn
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng đúng chuẩn, hỗ trợ mẹ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp theo từng giai đoạn của trẻ.
Chú ý bổ sung nhóm thực phẩm theo phân tầng tháp dinh dưỡng
Nhìn chung, hầu hết các tháp dinh dưỡng trẻ em đều có các loại thực phẩm đầy đủ 4 nhóm chất chính là tinh bột (cơm, ngũ cốc, khoai), đạm (thịt, cá, trứng, các loại hạt), chất béo (thực vật và động vật), vitamin và khoáng chất (rau xanh và trái cây). Ngoài ra, ở một số tháp dinh dưỡng còn có nhóm nước.
Tuy nhiên, sự khác biệt phần lớn không nằm ở thực phẩm trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mà ở cách tính đơn vị thực phẩm và thành phần dinh dưỡng mà nó mang lại. Chính vì thế bạn cần nắm rõ và chú ý bổ sung nhóm thực phẩm theo phân tầng tháp dinh dưỡng cho bé sao cho hợp lý.
Mẹ có biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em hoàn toàn khác so với người lớn, đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ cũng chưa được hoàn thiện. Do đó, mẹ cần tìm hiểu rõ bảng dinh dưỡng cho bé để xây dựng thực đơn hàng ngày chuẩn khoa…
Tính toán số lượng đơn vị thực phẩm
Tính toán số lượng đơn vị thực phẩm là cách giúp mẹ dễ dàng ước lượng mức thực phẩm cần tiêu thụ, đa dạng hóa thực phẩm dưới dạng các đơn vị ăn và có thể dùng để thay thế cho nhau trong cùng một tầng.
Ngoài ra, việc lựa chọn các thực phẩm tương ứng trong cùng nhóm để thay đổi với số lượng đã được đưa ra còn giúp cha mẹ dễ dàng chuẩn bị thực đơn mỗi ngày cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo sự đa dạng nguồn thực phẩm và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Cân nhắc chọn thực phẩm phù hợp với trẻ
Mặc dù chế độ dinh dưỡng của trẻ em cũng có những nhóm thực phẩm tương tự như tháp dinh dưỡng của người lớn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chúng sẽ không phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể trạng của bé. Chẳng hạn như bé bị dị ứng với thực phẩm hay một thành phần nào đó trong thực phẩm như sữa bò, hải sản, các loại hạt,…
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần cân nhắc chọn thực phẩm phù hợp với trẻ theo sở thích của con. Không nên ép hoặc cho bé ăn những loại đồ ăn mà bé không thích, thay vào đó, chúng ta có thể thay thế một loại thực phẩm cùng nhóm chất để con ăn ngon miệng hơn.
Tránh nêm nếm nhiều gia vị muối, đường khi chế biến thức ăn cho trẻ
Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em trong độ tuổi đi học chỉ tiêu thụ tối đa không quá 15g đường và không quá 4g muối/ngày. Hầu hết trong các loại thực phẩm từ tự nhiên như thịt, cá, rau củ quả đã chứa một lượng đường muối nhất định. Nên nếu nêm nhiều gia vị trong quá trình chế biến vô tình khiến trẻ dung nạp lượng lớn muối và vượt quá quy định.
Việc cho trẻ ăn quá nhiều muối là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh như tăng nguy cơ còi xương, suy thận, biếng ăn về sau. Hơn nữa, vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm sẽ hình thành cho bé thói quen ăn mặn hơn bình thường, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, ung thư, tim mạch khi trưởng thành.
Do đó, ngoài những thực phẩm tự nhiên chứa nhiều natri, cha mẹ nên hạn chế nêm nếm gia vị khi chế biến món ăn và hạn chế cho con dung nạp nhiều thực phẩm có hàm lượng muối cao. Nếu cần thiết, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm và gia vị có hàm lượng muối thấp như nước mắm giảm mặn để bảo vệ sức khỏe trẻ.
Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm và gia vị có hàm lượng muối thấp như nước mắm giảm mặn để bảo vệ sức khỏe trẻ.
Cung cấp đủ nước, hạn chế các loại thức uống có gas
Nước là nguồn cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển các tế bào và chuyển hóa hoạt động của cơ bắp. Vì vậy mà trẻ nhỏ nên được cung cấp từ 1300 đến 1500 ml nước/ngày. Lưu ý, mẹ chỉ nên bổ sung nước thì nước lọc, nước khoáng, nước trái cây hoặc sữa và hạn chế các loại thức uống như nước ngọt có gas, nước ngọt, nước giải khát vì chúng chứa nhiều đường hóa học không tốt cho sức khỏe của bé.
Tháp dinh dưỡng giúp mẹ kiểm soát được lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết của cơ thể bé để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng cho con.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là mô hình vô cùng hữu ích giúp mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển toàn diện của bé. Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc con yêu vui khỏe trong những năm tháng đầu đời.
>>> Xem thêm: