Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né

Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 11/08/2015 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất chế biến và xuất khẩu nước mắm.

Nước mắm Phan Thiết Mũi Né được chắt lọc từ 100% cá cơm tươi và muối. Với bí quyết gia truyền, được ủ chượp theo phương pháp truyền thống tự nhiên và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn HACCP. Tạo ra dòng nước mắm nguyên chất cá cơm mang hương vị đậm đà thơm ngon, tinh khiết, đạt chất lượng đúng theo tiêu chuẩn TCVN 5107 : 2003 là niềm tự hào của Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né.

Câu chuyện làng nước mắm 200 năm ở Phan Thiết

Từ một nghề truyền thống địa phương hình thành từ thế kỷ 18, nước mắm Phan Thiết trở thành đặc sản nổi tiếng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né

Công nhân Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né đánh bắt cá

Theo Địa chí Bình Thuận từ năm 1809 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm Phan Thiết đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước, là ngành công nghiệp duy nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá, Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm. Nước mắm Phan Thiết được chế biến theo phương pháp cổ truyền là gài nén. Lu sành được người địa phương quen gọi mái vú có đục vòi ở gần đáy để rút nước mắm. Cá được đảo liên tục đến khi chượp tức là hỗn hộn cá ướp muối chín thì tiến hành kéo rút liên hoàn.

Nghề làm mắm hình thành do ban đầu, ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.

Từ năm 2007, nước mắm Phan Thiết đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Quyết định ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia Tên gọi xuất xứ hàng hóa Phan Thiết, là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam cho sản phẩm nước mắm sản xuất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Nguyên liệu làm mắm từ những mẻ cá cơm thượng hạng

Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né chỉ sử dụng nguyên liệu chính chủ yếu từ cá cơm. Cá cơm đánh bắt về được lựa chọn kỹ, bỏ những con to hay quá nhỏ không còn tươi. Khi muối không rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều để muối cá.

Ở khâu muối cá, tỷ lệ áp dụng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó được trộn chung cho đều tay nhưng không được làm nát cá, sau đó cho cá vào thùng lều. Khi nào đầy thùng thì được phủ lên một lớp cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rồi dùng nhiều thanh củi cài chặt lại. Thợ muối cá còn đặt lên trên mấy hòn đá to đẻ nén lớp cá bên dưới xuống.

Theo thời gian, chất nước cá ứ ra được đưa ra ngoài theo một lỗ được đục ở đáy thùng hứng. Nước mắm không lấy một lần mà được lọc đi lọc lại nhiều lần. Từ thùng hứng chuyển lại thùng mắm cái để nước mắm thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng cũ. Việc làm xoay vần như thế và một ngày làm một lần cho đến khi nước mắm đủ độ đạm và mùi thơm vừa ý là có thể dùng được.

Phân loại nước mắm

Việc phân loại nước mắm ngon hay dở chủ yếu là dựa vào độ đạm trong nước mắm. Độ đạm càng cao thì nước mắm càng ngon và ngon nhất là nước mắm nhĩ. Nguyên nhân là vì:

  • Thứ nhất: độ đạm cao sẽ tạo ra vị ngọt đậm đà của nước mắm.
  • Thứ hai: Nước mắm cao đạm có hương rất thơm và màu sắc rất đẹp (đặc biệt là nước mắm nhĩ), nước mắm thấp đạm là những nước mắm chiết ra lần thứ 2, 3, 4… nên hương sẽ giảm theo. Cũng giống như nấu rượu, hay pha cà phê, nước thứ nhất là nước ngon nhất, các nước lần sau chỉ là nước giảo.

Hiện nay, các nhà sản xuất vẫn có thể làm ra các loại nước mắm 50, 60 hay 70 độ đạm bằng cách cô đặc các loại nước mắm thấp đạm. Các loại nước mắm cao đạm này có vị ngon hơn vì độ đạm cao tuy nhiên lại có nhược điểm là hương không thơm bằng nước mắm tự nhiên, nghe có mùi khét và nhanh bị hư hơn nước mắm tự nhiên.

Chính vì các giá trị cao quý và khắt khe về quy trình kiểm soát chất lượng này, đã khiến doanh nghiệp Masan Consumer chọn Phan Thiết làm một trong các nơi thu mua nước mắm cốt. “60% lượng nước mắm cốt được chúng tôi thu mua từ Nha Trang, Phan Thiết đáp ứng nhu cầu của hơn 80% hộ gia đình Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mạnh tay đầu tư gần 500 thùng ủ chượp đạt chuẩn của Bộ Y tế và dây chuyền sản xuất khép kín tại Phú Quốc.”  Đại diên Masan chia sẻ.

Masan Consumer – Thương hiệu nước mắm hàng đầu tại Việt Nam

Masan Consumer là một trong những công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam. Triết lý kinh doanh của Masan Consumer là “Hằng ngày, chúng ta nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam”. Masan luôn xem triết lý này là kim chỉ nam cho mọi hành động, luôn đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.

Từ đó, Masan thực hiện giải pháp sáng tạo đột phá nhằm giải quyết nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng Việt, mang lại các sản phẩm chất lượng, và giá cả hợp lý cho tất cả người tiêu dùng Việt Nam. Masan tin vào tiềm năng tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời các nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, phong cách sống và khẩu vị của người tiêu dùng cũng thay đổi. Chính niềm tin này đã theo Masan trong hành trình “phụng sự” người tiêu dùng từ những ngày chập chững vào thị trường cho đến nay.

nước mắm masan

Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né 

Theo báo cáo mới nhất Brand Footprint 2018 của Kantar Worldpanel, các sản phẩm của Masan Consumer – công ty thành viên của Masan Group đã đạt 39 triệu CRPs ở 4 thành phố lớn và 306 triệu CRPs ở nông thôn, tổng cộng đạt 345 triệu CRPs, chiếm vị trí thứ 2 toàn nước.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Khẩu nước mắm Phan Thiết Mũi Né và biết được thêm lý do Masan Consumer chọn thu mua nguồn mắm cốt tại đây để sản xuất nước mắm Chinsu Nam Ngư.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục